Chat hỗ trợ
Chat ngay
top of page
Search

CÁC PHƯƠNG PHÁP MASSAGE VÀ TÁC DỤNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ

Lâu nay, chúng ta vẫn thường hay nhắc đến tác dụng của massage đối với sức khỏe con người… đặc biệt, chị em thường lựa chọn hình thức này để thư giãn, làm đẹp….Tuy nhiên, massage thực sự hữu ích như thế nào? Những lưu ý khi sử dụng loại hình massage ra sao?



Massage là gì

Massage là một nghệ thuật tác động lên cơ thể bằng tay hay bằng các phương tiện kỹ thuật khác, nhằm mục đích thư giãn, phục hồi và tăng cường sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh.

Nghệ thuật massage còn được gọi nôm là xoa bóp bởi vì nó bao gồm những kỹ thuật cơ bản như: xoa bóp, day ấn, nhào vuốt.…



Massage là một nghệ thuật tác động lên cơ thể (Ảnh minh họa)


Lịch sử ra đời massage


Ai Cập – La Mã cổ đại

Massage được coi là một trị liệu (therapy) cổ xưa nhất của loài người. Từ 5000 năm trước, người Ai Cập đã biết massage để phòng ngừa và chữa bệnh.

Kim tự tháp Shakka (Ai Cập) đã từng là trung tâm chữa bệnh của thế giới cổ đại, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết dùng massage để săn sóc cho cơ thể. Ngày nay, trên các bức tường của kim tự tháp còn lưu giữ những hình ảnh thể hiện công việc massage.


Châu Phi – Các nước phương Đông


Người châu Phi có truyền thống kết bện tóc, giựt tóc như một hình thức massage và vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.

Ở phương Đông, massage đã được phổ biến hàng ngàn năm trước công nguyên với những chiêu thức kỹ thuật hết sức độc đáo và hiệu quả.

Đầu thế kỷ XIX, Henrick Ling (Thụy Điển) đã kết hợp các hình thức thể dục và vật lý trị liệu với các kỹ thuật massage Trung Hoa, Ai Cập, La Mã, Hy Lạp để sáng tạo ra các nguyên tắc cơ bản trong massage trị bệnh và tập luyện cơ, khớp mà vẫn được áp dụng cho tới ngày nay.

Những năm 70 của thế kỷ XX, George Downing (Mỹ) đã tạo ra bước nhảy vọt khi đề ra nguyên lý massage trị liệu căn bản, kết hợp với kỹ thuật phương Đông và phương Tây, bao gồm cả Shiatsu và phương pháp phản xạ để tác động trên toàn cơ thể người trên các phương diện: thể xác, tinh thần, trạng thái cảm xúc.


Thời gian massage


Tối thiểu: 30 phút (massage từng khu vực: chân, tay, mặt…)

Tối đa: 60 đến 90 phút (massage toàn thân)


Ưu điểm của massage


Đơn giản, hiệu quả.

Phạm vi chữa bệnh rộng.

Khả năng phòng bệnh tốt.

Có thể dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào và không bị lệ thuộc vào các phương tiện khác.


Các loại hình massage

1. Theo vùng cơ thể làm massage:


+ Massage đầu, mặt, cổ.

+ Massage lưng.

+ Massage bụng.

+ Massage tứ chi.

+ Massage toàn thân.


2. Theo phương tiện kỹ thuật:


+ Massage bằng tay (gọi là xoa bóp theo qui định của ngành y tế Việt Nam) với các kỹ thuật cơ bản: xoa vuốt, day miết, nắn bóp, gõ chặt, rung lắc.

+ Massage nước: nhờ vào tác động cơ học trực tiếp của sức nước lên cơ thể, từ đơn giản như vòi nước tắm đến hồ tạo sóng (jacuzzi).

+ Massage bằng dụng cụ thủ công cổ truyền: con lăn, bàn gỗ, que gõ, bàn chà.v.v…

+ Massage nhiệt: nhờ tác dụng của nhiệt lên da như tắm nóng lạnh, quấn nóng lạnh, các loại tắm hơi, xông hơi (sauna, steambath), giác hơi.v.v…

+ Massage dầu (oil massage – aromatherapy) sử dụng các loại dầu thơm hương liệu để nhờ động tác massage làm cho hương liệu thấm vào da và cơ thể, tăng cường nuôi dưỡng và kích thích trẻ hóa da (hương liệu chủ yếu được pha chế từ các hoạt chất thảo mộc thiên nhiên, tinh dầu hoa lá cỏ cây…).


3. Phân loại theo mục đích:


+ Massage phục hồi sức khỏe.

+ Massage phòng bệnh.

+ Massage điều trị bệnh.

+ Massage chăm sóc thẩm mỹ.


Tác dụng của việc massage

1. Đối với da và tổ chức dưới da:


Massage kích thích các thụ cảm thần kinh qua phản xạ làm giãn nở các mạch máu dưới da, tăng cường lưu lượng máu nuôi cơ thể.


Massage giúp da phục hồi và tăng tính mềm mại, tươi mới…(Ảnh minh họa)


Các tác động massage gây tác dụng cơ học trực tiếp kích thích tuần hoàn và chuyển hóa chất các mô cơ thể.

Làm cho da và tổ chức dưới da tăng cường hô hấp bài tiết các chất có hại, lưu thông các tuyến (mồ hôi, tuyến bã,…)

Làm cho da phục hồi và tăng tính mềm mại, đàn hồi, tươi mới.


2. Tác dụng với cơ:


Làm tăng năng lực hoạt động (sức bền) của cơ, sự mệt mỏi chóng hồi phục.

Massage ảnh hưởng tốt đến trạng thái teo cơ, làm glycogen tích lũy tăng, cơ được nuôi dưỡng tốt.


3.Tác dụng với gân, khớp:


Massage làm tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng.

Thúc đẩy việc tiết dịch trong ổ khớp và tuần hoàn quanh khớp, tiêu trừ được hiện tượng hoạt dịch ứ trệ và hiện tượng túi dịch ở khớp xương sưng to.

Cải thiện được sự lưu thông của máu và bạch huyết ở chung quanh khớp xương và gân.


Massage làm tăng tính đàn hồi cho gân, dây chằng….(Ảnh minh họa)


4. Tác dụng với tuần hoàn:


Đối với động lực máu, massage có tác dụng tốt với tim, giảm gánh nặng cho tim, do làm giãn mạch (nên giảm trở lực trong mạch) và trực tiếp thúc đẩy máu tuần hoàn nhanh.

Đối với huyết áp, khi tăng cường massage ở đầu và nửa người phía trên rất dễ làm cho huyết áp tăng lên, ngược lại massage nửa người dưới có thể làm cho huyết áp hạ xuống.

Massage đốt sống cổ 2, 3 sẽ làm hạ huyết áp, massage đốt sống lưng 6, 7 có thể làm tăng huyết áp. Đối với thành phần máu, trong khi massage, số lượng hồng cầu, tiểu cầu hơi tăng, massage xong lại trở về như cũ.


5.Tác dụng với hô hấp:


Khi massage ở ngực, người bệnh thở sâu lên, có thể do trực tiếp kích thích vào thành phần ngực và do phản xạ thần kinh.

Nếu massage nhẹ các đốt sống cổ 4, 5 sẽ gây co phổi, massage các đốt sống lưng 6, 7, 8 sẽ làm giãn phổi, do đó có thể dùng massage để chữa các bệnh phế khí thủng, hen phế quản, xơ cứng phổi… để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở.


6. Tác dụng với hệ thần kinh:


Massage kích thích tăng cường phản xạ.

Tăng hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh.

Tăng cường chức năng dinh dưỡng của thần kinh.

Tăng cường hoạt động thần kinh trung ương.


7. Tác dụng với hệ thống cơ quan vận động


Tăng cường dinh dưỡng.

Tăng cường phản xạ.

Tăng cường độ vận động (tăng khối lượng vận động và độ bền)


8. Tác dụng khác:


Ngoài các tác dụng phòng bệnh và tăng cường sức khỏe, massage còn được áp dụng trong điều trị nhằm phục hồi chức năng như trong nội khoa, thần kinh, chấn thương chỉnh hình và chữa bệnh trực tiếp như bấm huyệt…


Lưu ý khi thực hiện massage


+ Nhân viên massage phải là những người có chuyên môn và được đào tạo massage bởi các cơ sở y tế, các trung tâm massage được cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước…


Nhân viên massage là người có chuyên môn và được đào tạo cơ bản (Ảnh minh họa)


+ Massage không đúng có thể gây chấn thương hoặc nguy hiểm cho cơ thể, nhất là khi dùng máy móc (điện giật, bỏng da, kích thích quá mức gây rung giật…) và có thể gây tổn thương cho da với nhiều mức độ khác nhau khi dùng các mỹ phẩm trong massage một cách thiếu hiểu biết.


Lời kết:


Một cơ thể khỏe mạnh và đời sống tinh thần thoải mái, lành mạnh là mong muốn của tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, áp lực về công việc, cuộc sống, những câu chuyện buồn, vui….đã tác động đến tâm lý cũng như sức khỏe của mỗi người.

Qua lịch sử tồn tại và phát triển, massage đã trở thành một lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hết sức đa dạng và phong phú. Massage – một liệu pháp đơn giản nhưng hiệu quả sẽ giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức khỏe, đặc biệt massage thẩm mỹ giúp phái nữ giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân của làn da và vóc dáng.

Tuy nhiên, khi massage, chúng ta cần lưu ý lựa chọn những địa điểm có uy tín và chuyên môn cao để đảm bảo việc massage đúng khoa học, kỹ thuật..


===================== Quế Spa hiện nay có 3 chi nhánh chính, anh chị em thuận tiện ở đâu thì ghé đó chăm sóc sức khỏe nhé! 1- 𝐒𝐚̀𝐢 𝐆𝐨̀𝐧, địa chỉ 96 Nguyễn Khoái, quận 4, Fb:https://www.facebook.com/quespatrilieu 2- 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢, địa chỉ 223 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, FB: https://www.facebook.com/quespahanoi 3- 𝐏𝐡𝐮́ 𝐌𝐲̃ - 𝐁𝐚̀ 𝐑𝐢̣𝐚 𝐕𝐮̃𝐧𝐠 𝐓𝐚̀𝐮, địa chỉ 158 đường Lê Thánh Tông, thị xã Phú Mỹ, Tân Thành, BRVT, Fb: https://www.facebook.com/quespaphumy

3 views0 comments

Comments


bottom of page